Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0911903965
Hotline: 0911.903.965

5 LỖI CƠ BẢN THƯỜNG GẶP KHI LẮP ĐẶT ĐIỆN MẶT TRỜI

5 lỗi thường gặp khi lắp điện mặt trời

Chắn hẳn bạn sẽ bực tức lắm, nếu như đã bỏ 1 khoản chi phí khá lớn ra để lắp đặt 1 hệ thống điện mặt trời, nhưng mọi kì vong lại không như mong muốn, hoặc bạn đang có dự định “sắm” cho mình 1 hệ thống, để cho hàng xong lác mắt thì đây là bài viết bạn nhất định phải đọc.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực điện mặt trời, tôi xin chia sẻ những lỗi thường gặp, thậm chí cả các “chiên gia” cũng mắc phải.

Đọc xong bài viết này, chắc chắn bạn sẽ có cái nhìn đúng hơn, không bị các tư vấn viên qua mặt, nào chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu nhé.

Đây là hiện tượng phổ biến nhất hay gặp nhất, hậu quả cũng khá nghiêm trọng. Điện mặt trời rất khác so với nước nóng mặt trời, nếu như nước nóng mặt trời bị che, tỉ lệ với năng lượng nhận được thì điện mặt trời khác, dù che nắng 1 chút cũng có thể ảnh hưởng đến cả hệ thống.

Cấu tạo của tấm pin mặt trời gồm các Cell pin nối tiếp nhau, khi bị che 1 cell pin nhỏ cũng ảnh hưởng giảm hiệu suất của cả tấm pin, các tấm pin nối tiếp nhau sẽ ảnh hưởng toàn hệ thống. Tóm lại đổ bóng 1 phần nhỏ tấm pin, sẽ ảnh hưởng tụt giảm công suất cả hệ thống.

Chưa dừng lại ở đó, việc đổ bóng còn có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng, hiện tượng Hotspot, nói đơn giản, Hotspot là hiện tượng nóng cục bộ tại 1 điểm trên tấm pin, gây ra cháy nổ, nguyên nhân do công suất trên 1 tấm pin giảm, trong khi các tấm pin khác bình thường, làm cho dòng điện lớn đổ về tấm pin có dòng điện thấp. (xem hình)

Hiện tượng lắp bị bóng che tấm pin

Hiện tượng lắp bị bóng che tấm pin

Lắp đặt tấm pin không đúng hướng.

Để đạt hiệu suất tốt nhất, cần lắp tấm pin có phương mặt trời chiếu vuông góc với mặt tấm pin, nhưng để làm được này là rất khó, cần 1 hệ Tracking, nếu bỏ qua tracking thì lắp tấm pin theo hướng nào là tốt nhất?

Tuỳ từng vùng địa lý, như ở Việt Nam lắp nghiêng về đông sẽ nhận được nhiều điện vào buổi sáng, nghiêng hướng Tây sẽ đón nắng nhiều vào buổi chiều, nghiêng về hướng bắc là 1 sai lầm, (Hiệu suất giảm mạnh nếu góc nghiêng lớn). Nghiêng hướng Nam, sẽ nhận được năng lượng đều cả ngày. Theo kinh nghiệm và có tính toán bằng phần mềm Pvsyst, hiệu suất tốt nhất là hướng Nam với góc nghiêng từ 10-12 độ.

Với các hộ gia đình có góc nghiêng khác thì sao, có 2 cách giải quyết như sau:

– Làm khung đỡ tấm pin quay về hướng Nam, góc nghiêng từ 10-12 độ.

– Tính toán xem hiệu suất giảm bao nhiêu, không đáng kể thì đó là giải pháp tốt để có được hệ thống đạt thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Lắp đặt sai hướng chỉ giảm hiệu suất, nhưng lắp đặt sai góc sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tôi đã từng chứng kiến, giải quyết 1 sự cố của 1 đơn vị khác lắp đặt, khi lắp tấm pin với góc nghiêm 0 độ (bằng phẳng), khi lắp không có độ nghiêng, nước mưa sẽ bị đọng lại và bui bẩn bám lâu ngày cũng không thể thoát được, hình thành 1 lớp bụi bùn trên bề mặt, hậu quả hệ thống giảm rõ rệt, lâu ngày rất khó vệ sinh tấm pin sạch được.

pin dong nuoc khi lap bang

Tấm pin bị đọng nước không thoát

Thiết bị chống sét không đạt tiêu chuẩn.

Thiết bị chống sét lan truyền, là không thể thiếu đối với 1 hệ thống chuẩn, nhưng thiết bị không đạt tiêu chuẩn “thà đừng lắp còn hơn”. Với 1 string 10 – 14 tấm pin điện áp rơi từ 400 – 560 VDC, khi trời nắng to còn cao hơn nữa, trên thị trường có những thiết bị chống sét lan truyền điện áp ghi trên nhãn 1000VDC, nhưng thực chất chỉ đạt 6-700VDC là phá vỡ cách điện.

tu dien bi chay khi lap chong set khong dat chat luong

Tủ điện bị cháy rụi khi chống sét quá tải

Thiết bị chống sét không tiếp đất.

Bản chất của lắp đặt chống sét là khi có sét đánh, nguồn năng lượng sét này cần được giải phóng vào lòng đất, nên việc tiếp địa cho chống sét là bắt buộc, nếu không tiếp địa coi như thiết bị chống sét lắp chỉ để  “làm cảnh”.

Lắp đặt 2 dãy pin 2 hướng khác nhau vào 1 MPPT (Bộ hoà lưới).

Đây là lỗi rất cơ bản, nhưng nhiều người không để ý. Đối với các hộ gia đình lắp đặt 2 dãy pin trên 2 mái, có hướng hoặc góc nghiêng khác nhau, hệ thống phân ra 2 dãy, có công suất khác nhau, lúc này sẽ có 2 trường hợp:

1. Đấu nối tiếp hệ thống sẽ chạy theo dãy có công suất thấp hơn, sẽ gây nguy hiểm khi dãy công suất lớn đổ về dãy công suất nhỏ.

2. Đấu song song, dãy công suất nhỏ hơn vô tình trở thành tải của dãy công suất lớn hơn.

Để khắc phục trường hợp này có 2 cách:

– Lắp đặt 2 dãy với 2 bộ hoà lưới (inverter) độc lập nhau. (cách này gây tốn kém, lãng phí).

– Sử dụng inverter có 2 MPPT độc lập. (Cùng 1 loại bộ hoà lưới, giá loại 2 MPPT cao hơn không nhiều so với loại 1 MPPT).

Để nắm rõ hơn về khái niệm MPPT, mời bạn vào http://diennangluongmattroihanam.com/ đọc thêm tài liệu.

lap dien at troi 2 mai nghieng khac nhau

Một số vấn đề và lỗi khác

Để kể các vấn đề và lỗi của 1 hệ thống điện mặt trời, có lẽ là không xuể như đấu nối, an toàn, thẩm mỹ, chất lượng tấm pin, bộ hoà lưới…

Cac loi thuong gap